Trong trường kỳ lịch sử ấy, người dân Yên Thành đã sáng tạo ra hàng ngàn câu tục ngữ
ca dao và hàng trăm bài vè dặm phản ánh muôn mặt đời sống tinh thần phong phú
và lưu giữ ký ức lịch sử của nhân dân:
Cầu đâu lại gọi cầu Bà
Huyện đâu lại gọi tên là huyện Yên
Một miền Phụng Luật chẳng quên
Huyện thành rộng khắp bốn bên hoa
đào
Đồng Xoang, Tân Mỹ vui sao
Chợ Dinh khách khứa ra vào cũng
đông
Họ Phan mười tám quận công
Tràng Thành muôn dặm kể công muôn
người
Trùng thiên hai cột chống trời
Lâu đài Dũng Ác từ thời Phúc Tăng
Mấy câu ca mộc mạc vẽ nên cảnh sắc từ
Cầu Bà lên trung tâm huyện, gợi nhớ ký ức lịch sử từ thời nhà Trần trở
về trước đã chọn nơi đây là lị sở của Châu Diễn, một trấn Đông Thành Thời Lê sơ của huyện Thổ
Thành đời Trần.
Từ xa xưa, nhân dân Yên Thành đã đổ mồ hôi nước mắt
và cả máu xương để khai phá ruộng nương, chiêu dân
lập ấp, biến một vùng đất hoang vu thành đất trù phú, vựa lúa của xứ Nghệ:
-
Phía trước kho lương, phía sau rương
tiền.
- Nghệ Đông Thành, Thanh Nông Cống.
·
Yên Thành là mẹ là cha
Đói cơm rách áo thì ra Yên Thành
·
Hết nước thì có nước nguồn
Hết gạo thì có gạo buôn Đông Thành
Những người nông dân Yên Thành đã cùng với bà
con nông dân ven sông Hồng, sông Mã ... sáng tạo ra nền văn minh nông nghiệp
lúa nước, đã vật lộn với nắng gió, bão lụt, sâu bệnh để sản xuất ra lúa gạo
nuôi sống bản thân và cung cấp cho cả xứ Nghệ. Ở đây có nhiều đặc sản nông
nghiệp, nhiều giống lúa quý, đặc biệt là nếp rồng. Nếp rồng Yên Thành từng được
gánh đi kinh để tiến vua:
-Nếu ngài có đau yếu/ Muốn dưỡng bệnh ít lâu/ Thì chẳng được ở đâu/ Bằng
Yên Thành nữa cả/ Rẻ cả cà, cả cá/ Gạo cốt sức mà xơi/ Ngài ở chẳng mấy hồi/ Đã béo hn con cút.
- Ăn mặn uống nước đỏ da
Ở đây thủng thỉu thì ra Yên Thành.
-Cá rô ăn với cơm chăm
Tưởng rằng đêm lạnh được nằm ai ơi
-Dẻo thơm hạt nếp rồng quê
Hương ngàn năm cũ bay về cùng xuân.
Từ trong lao động vất vả, bên cạnh nghề trồng lúa là chính, cư dân nơi đây còn sáng tạo ra những nghề đời sống làng xã, nhiều làng nghề
đã ra đời:
-Tiên Hồ, Tiên Xá đập đá nung vôi
Phú Ninh nấu rượu, Quỳnh Khôi dần sàng.
-Nồi chợ Bộng chiếu Văn Trai
Huyện ta dùng không hết, bán huyện
ngoài cũng ưng
-Đi qua làng Bộng làng Nồi
Nhớ mua cái ấm mà nhồi chè xanh
Uống cho thịt thấm da lành
Uống cho đây đó nên anh nên nàng
- Yên Nhân lắm vải lắm sồi
Vải sồi anh nỏ ngó, ngó người thanh tân
-Yên Mã là đất nu mây
Em về Yên Mã với anh đây thì về
Đặc sản của Yên Thành không chỉ có lúa gạo, hành hóa nông nghiệp mà cón
những món ăn dân dã hồn vía của quê hương, níu giữ
khách thập phương:
-Liên Trì bàu nước trong xanh
Cá rô béo ngậy theo anh thì về
-Muốn ăn cá chép nấu gừng
Thì em cắp nón về Kẻ Sừng với anh
Đồng Giỏ lắm ốc lắm dam
Lắm cá mu mủ ai ham thì về
-Muốn ăn á thửng nấu hành
Trốn cha trốn mẹ về Yên Thành với
anh
-Bao iờ cho đến tháng năm
Củ khoai nứt nở và nằm trên mươn
-Bao giờ cho đến tháng mười
Đọi cơm đầy chười con cá bắc ngang
Quê hương Yên Thành không chỉ giàu lúa gạo,
tôm cá mà còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Nhiều ngọn núi, hồ đập được gọi là
những danh thắng được gắn với những huyền tích lịch sử với nhiều đền chùa miếu
mạo như động Mồng Gà, động Gám, động Tù Và, động
Thờ, huyệt Vương Mẫu trên núi Mã Yên, bầu sen làng
Diệu Ốc, sông Dền, sông Dinh, sông Vũ Giang, đập Mã Tổ...
-Nhất cao là động Mồng Gà
Thứ nhì Rú Gám, thứ ba Động Thờ
-Nhất cao là động Tù Và
Thứ nhì Rú Gám, thứ ba Động Thờ
Người Yên Thành coi Rú Gám sông Dinh là
biểu tượng của quê hương cũng như núi Hồng sông Lam củ người Nghệ vậy. Núi Gám
sừng sững bề thế cao xanh giữa một vùng đất biểu hiện khí chất của người Yên
Thành, lưu giữ linh khí của cả vùng quê. Sông Dinh chảy êm đềm, khuất khúc giữa
những làng quê thanh bình, ôm bóng những ruộng lúa bờ tre. Người Yên Thành đứng giữa trung tâm huyện ngẩng đầu lên thấy Rú Gám, nhìn xuống thấy sông
Dinh mà tự hào với quê hương.
Bao giờ Rú Gám hết cây
Sông Dinh hết nước đó đây hết tình
Thế núi, hình sông, đồng đất làng mạc đã hun đúc nuôi dưỡng nên những người con Yên Thành với những truyền thống văn hóa tốt đẹp. Ấy là truyền
thống hiếu học, khổ học, sáng tạo trong học tập để làm người có ích cho dân cho
nước. Những người cha người mẹ Yên Thành đã dành từng củ khoai hạt gạo để nuôi dưỡng
hàng chục bậc đại khoa từ trạng nguyên, hoàng giáp, thám hoa, tiến sĩ, cử nhân,
tú tài...làm nên vùng đất khoa bảng. Nơi đây là quê hương của trạng nguyên Bạch Liêu vị tổ khai khoa của xứ Nghệ, là quê hương
của tam đại trạng nguyên Hồ Tông Thốc,
Hồ Tông Đốn, Hồ Tông Thành:
Một nhà ba trạng nguyên ngồi
Một gương từ mẫu cho đời soi chung
Cũng là nới có những làng nổi
tiếng là đất học: Công Cung, Tràng Thành, Tam Thọ, Giai Lạc, Yên Mã, Yên Nhân,
Quỳ Lăng, Tràng Sơn, Liên Trì...
-Đâu vui hơn chốn Hạ Thành
Thật là văn vật thơm danh khuy
tràng
-Thám Hoa giúp dân làm chùa
Đắp đập ngăn nước rửa chua cho
đồng
Ngài đem về giống nếp rồng
Vân Tụ thịnh vượng nhờ công ơn ngài
Bởi thế, nhân dân gọi thám hoa Phan Thúc Trực là ông Thám Vân Tụ.
Những trí thức Yên Thành xưa cũng như nay lớn
lên nhờ củ khoai hạt lúa, gần dân thân dân, sống có tiết tháo, đem kiến thức
của mình
giúp dân giúp nước và khi giặc đến nhà thì xếp bút nghiên
đánh giặc như cụ phó bảng Lê Doãn Nhã:
Khen cho dạ sắt gan liền
Phất cớ tiến sĩ cầm quyền tướng quân
Hịch truyền thiên hạ xa gần
Bốn phương sấm dậy ầm ầm gió reo
Ba quân tướng mạnh binh nhiều
Súng ran Thừa Sủng, trống reo Na
Đồng
Giáp công xóm hố Đồng Thông
Khi vây Đình Mọ lại cùng Đồi Si
Sát cánh chiến đấu với Lê Doãn Nhã còn co những vị anh hùng nông dân như Đội Vinh – anh hùng Giai Lạc, như Lãnh Ngợi - tác Bảy:
Mười năm chiếu cỏ đèn chong
Công ông Lạnh Nghệ sánh bằng trời
cao
Thấp thoáng trong ca dao dân ca chúng ta thấy hiển hiện lên những truyền
thống tốt đẹp, những nét tính cách của ngừi dân Yên Thành: cần cù, dũng cảm,
sáng tạo trong lao động và chiến đấu:
-Cả gan vác cuốc lên rừng
Đào cho trốc núi xin đừng hại chi
-Ai vô xư Nghệ thì vô
Tây vô huyện ló dùi vồ choa sang.
Thật thà, chất phác, đôn hậu, nghĩa tình, thủy chung , giàu lòng yêu quê
hương đất nước, yêu thương con người.
-Một là em đi thật xa
Hai là em chết, ba là lấy anh
Còn như ở đất Yên Thành
Một ngày không thấy mặt anh em
buồn
-Mẹ ơi đừng gả con xa
Tuy đồng chiêm trũng đất ta cũng
màu
Đi về con con cá lá rau
Mua gạo chợ Vẹo, mua trầu chợ Ong
Những dòng thơ ca dân gian qua lời ru của mẹ
của bà khắc sâu vào tâm khảm bao thế hệ con em Yên Thành, như dòng sữa mẹ nuôi lớn
bao bậc anh hùng. Không chỉ người Yên Thành mà người
dân vùng khác nơi khác soi mình vào tấm gương của thi ca
thấy quê hương đất nước hiện ra lung linh, đẹp đẽ lại càng tự hào với Yên
Thành, đất văn vật, đất anh hùng.
Ngô Đức Tiến
|