Làng nghề Lạc Thổ thuộc xã Thọ Thành,
huyện Yên Thành. Làng nằm phía Bắc của xã, phía đông giáp xóm Tam Hợp xã Thọ
Thành, phía Tây và Nam giáp xã Mã Thành, phía Bắc giáp Tây Trung xã Thọ Thành.
Làng gồm có 115 hộ, trong đó số hộ làm
nghề là 106 hộ, chiếm 92,7%; tổng số lạo động 314 người, trong đó lao động tham
gia làm nghề là 195 người, chiếm 62,1%; diện tích đất canh tác 34,9 ha, ngành
nghề chủ yếu là trồng trọt.
Thực hiện Nghị Quyết 06/NQ-TU ngày 8/8/2001
của BCH tỉnh Đảng bộ Nghệ An khóa XV về phát triển Tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001- 2005, từ năm 2010 UBND xã Thọ Thành
đã chỉ đạo xây dựng, phát triển nghề tre đan xuất khẩu và đã duy trì sản xuất
từ năm 2001 đến nay. Làng Lạc Thổ du nhập và phát triển nghề tre đan từ năm
2003. Bên cạnh phát triển nghề tre đan, các nghề truyền thống tại làng cũng
được đầu tư phát triển như nghề mộc dân dụng, cơ khí rèn, hàn ...
Hiện nay, trên địa bàn xã sản xuất
Nông nghiệp đã cơ giới hóa giải phóng lao động nên lao động có nhiều thời gian
tham gia sản xuất nghề tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra còn có HTX Thắng lợi, đơn
vị đào tạo dạy nghề, cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cho người lao động.
HTX thành lập từ năm 2003 đã đi vào hoạt động, tổ chức mở rộng thị trường được
đối tác tin tưởng trong các hợp đồng kinh tế nên đã tạo được niềm tin cho lao
động tham gia làm nghề. Do có nhiều thuận lợi nên làng Lạc Thổ nhiều năm liền hoàn
thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được ổn định, từng
bước được cải thiện và đạt danh hiệu làng văn hóa năm 2006, tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định, vệ sinh môi trường luôn luôn
được quan tâm, nhân dân chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương.
Nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của BCH Đảng
bộ, UBND xã, của Ban chỉ đạo phối kết hợp với Hội liên hiệp phụ nữ xã cùng với
sự chỉ đạo chặt chẽ sát sao của chi bộ, ban xóm, các tổ chức đoàn thể và nhân
dân làng Lạc Thổ. Có sự giúp đỡ của HTX Thắng lợi và đồng thời nhà nước có cơ chế hỗ trợ người lao động
trong công tác đào tạo nghề. Năm 2010 tổng số lao động tham gia làm nghề chiếm
62,1% số lao động của làng; Tổng giá trị sản xuất theo nghề của làng chiếm 43,4
% tổng giá trị sản xuất của làng; chiếm 49,4% tổng thu nhập của làng.
Song song với việc phát triển nghề,
làng cũng rất chú trọng công tác vệ sinh môi trường. Thực hiện đề án vệ sinh
môi trường của xã, làng đã động viên nhân dân phân loại rác thải để tự tiêu hủy
đối với rác nông nghiệp dể tiêu, giao cho chi hội phụ nữ trực tiếp tham gia
công tác làm vệ sinh môi trường cho cả làng, các sản phẩm sản xuất ra từ nghề
chủ yếu là rác thải dể tiêu tận dụng làm chất đốt nên không ảnh hưởng đến môi
trường.
|