03/11/2017
Hiệu quả từ mô hình đề án sàng lọc trước khi sinh và sơ sinh
Theo số liệu thống kê mỗi năm trên địa bàn huyện Yên Thành có trên 5000trẻ được ra đời, trong đó có trên 100 trẻ bị dị tật bẩm sinh. Nguyênnhân chủ yếu là di truyền và ô nhiễm môitrường do người mẹ bị ảnh hưởng của một sốtác nhân độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và sử dụng thuốc chữa bệnhcho bà mẹ mang thai không có chỉ định của bác sỹ và thiếu kiến thức về chăm sócthai nghén.v.v.
Để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và điều trị các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh, giúp cho trẻ em sơ sinh phát triển bình thường, tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng dân số; năm 2011 đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh” (Đề án sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh) được triển khai tại 05 đơn vị trên địa bàn huyện Yên Thành. Đến nay Đề án đã được triển khai toàn huyện nhằm nâng cao nhận thức cũng như giúp phụ nữ mang thai tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.
Siêu âm sàng lọc trước sinh tại xã Long Thành
Để triển khai Đề án có hiệu quả, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện tích cực phối hợp với ngành y tế tập trung truyền thông với nhiều hình thức. Ông Phan Quốc Tuấn, giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cho biết: “Đây là một chương trình mới, nên lúc đầu người dân còn dè dặt và e ngại, bởi nhiều người vẫn còn suy nghĩ lạc hậu về việc lấy máu gót chân ở trẻ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ và sợ con cháu mình đau không cho thực hiện. Nắm được tâm lý đó, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện chỉ đạo Ban DS-KHHGĐ các xã, thị trấn tổ chức truyền thông, tư vấn về lợi ích của sàng lọc trước sinh và sơ sinh”.
Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện phối hợp tuyên truyền tư vấn cho 4.500 đối tượng là phụ nữ mang thai, những cặp vợ chồng mới kết hôn, phụ nữ có một con, nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn. Trung tâm còn tuyên truyền bằng các hình thức như: Phát tin, bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh; treo pano, áp phích tại các trạm y tế; phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện, trạm y tế các xã, thị trấn thực hiện lấy mẫu máu gót chân được 2030 trẻ sơ sinh, phát hiện 56 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, 01 trường hợp suy giáp bẩm sinh.
Truyền thông tư vấn cộng đồng sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại xã Vĩnh Thành
Để Đề án sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao hơn nữa, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, đồng thời rất cần sự quan tâm phối hợp hơn nữa của các cấp, các ngành về kinh phí, chuyên môn để giúp nhiều trẻ được sàng lọc hơn, từ đó phát hiện sớm bệnh và hạn chế tối đa việc để lại di chứng bệnh tật ở trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện./.
Phan Hạnh
Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Yên Thành