Mỗi năm, tai nạn đuối nước cướp đi hàng trăm sinh mạng tại Việt Nam, trong đó phần lớn là trẻ em. Đặc biệt, trong thời gian nghỉ hè, tình trạng học sinh đuối nước thường xuyên xảy ra, để lại nỗi đau thương tâm cho nhiều gia đình và cộng đồng.
Tại huyện Yên Thành, với đặc điểm địa lý có hệ thống sông ngòi, kênh đào chằng chịt (riêng hệ thống kênh đào chính dài 15km chảy qua 13 xã), tai nạn đuối nước vẫn là một vấn đề nhức nhối. Những vụ việc thương tâm như 5 học sinh tử vong tại đập nước Trung Thành (30/5/2019), hay vụ đuối nước tại kênh chính giữa hai xã Bắc Thành – Trung Thành (06/4/2021) và vụ người dân trượt chân xuống sông Đào (24/03/2024) là lời cảnh báo nhức nhối về tính cấp thiết của công tác phòng chống đuối nước.
1. Khái niệm đuối nước
Đuối nước được
định nghĩa là hiện tượng suy hô hấp xảy ra ở người lớn hoặc trẻ nhỏ khi bị chất
lỏng (thường là nước) xâm nhập vào khí quản gây khó thở. Hậu quả gây ngạt thở
lâu dẫn tới tử vong (chết đuối) hoặc gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho hệ
thần kinh.
2. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước
- Người bị nạn không biết bơi ngã
xuống nước.
- Người bị nạn bị chuột rút khi
hoạt động dưới nước.
- Tai nạn đường thủy dẫn tới người
bị nạn bị rơi xuống nước và không có khả năng bơi vào bờ.
- Một số tai nạn khác: sụp cầu,
mưa bão,….
3. Cách xử lý khi gặp nạn nhân đuối nước:
Khi gặp các sự
cố dưới nước, thường thì nạn nhân sẽ bị hoảng loạn, uống nhiều nước và gần như
không thể tự mình xử lý được. Điều này càng khó khăn đối với người không thường
xuyên làm việc dưới nước hay không phải lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp.
Đối với các vụ tai nạn, sự cố thông thường thì một người biết bơi kết hợp với
các kỹ thuật cơ bản là có thể cứu giúp nạn nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Sau đây là một số kỹ thuật có thể áp dụng để xử lý khi gặp nạn nhân bị tai nạn,
sự cố dưới nước:
- Khi phát hiện
thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu,
giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn
nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng
có thể bị đuối nước.
- Đầu tiên, khi nạn nhân không ở quá xa bờ, dòng chảy không mạnh, người cứu
không biết bơi thì có thể sử dụng sào, gậy dài, hoặc ném các vật có thể nổi như
can, thùng, phao tới vị trí nạn nhân để kéo nạn nhân vào bờ.
- Tiếp theo Sơ cấp cứu tại chỗ và
đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, sẽ quyết định đến sự sống còn hay di chứng
não của người bị nạn. Cần chú ý một người đã ngừng thở chỉ sống thêm được khoảng
5 phút, do vậy phải hành động thật nhanh và bằng mọi cách tiến hành hà hơi thổi
ngạt cho người bị nạn càng sớm càng tốt. Tốt nhất là hà hơi thổi ngạt ngay khi
vừa đưa đầu người bị nạn lên khỏi mặt nước, trước khi đưa vào bờ.
4. Cách phòng tránh tai nạn sự cố đuối nước
Một là, cần nâng cao nhận thức của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức và hộ gia đình về sự nguy hiểm của tai nạn đuối
nước, qua đó nắm được trách nhiệm của mình trong việc thường xuyên tuyên truyền,
phổ biến giáo dục về kiến thức đuối nước, các kỹ thuật, kỹ năng đối phó với các
tình huống đuối nước phù hợp với từng lứa tuổi. Đối với đối tượng là trẻ em, phụ
huynh phải có sự giám sát chặt chẽ với con em mình đồng thời dạy cho trẻ biết
được mối nguy hiểm của đuối nước, không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ
nước, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố; không được đi tắm, bơi ngoài sông,
hồ mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
Hai là, phải có các biển cảnh báo, biển
cấm và các giải pháp để đảm bảo an toàn như làm rào chắn, chặn lối vào các khu
vực dễ xảy ra đuối nước như: Sông, ao, hồ, hố sâu, nơi dễ bị trượt, ngã nguy hiểm…
Nhà có trẻ nhỏ không nên để thùng, bể, lu nước… nếu bắt buộc phải có thì phải
có nắp đậy để trẻ em không mở nắp được. Đối với các bãi biển, cần lưu ý các
dòng cuốn xa bờ (RIP) bằng cách quan sát màu nước biển, mức độ của sóng…
Ba là, tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ
năng bơi, những kiến thức cần thiết để tự cứu mình khi bị rơi xuống nước và đặc
biệt là lồng ghép nội dung bơi và kĩ năng tự cứu vào trong nhà trường từ cấp tiểu
học.
Bốn là, tự trang bị cho mình về các kỹ
năng sơ cấp cứu ban đầu như: hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực, lấy dị vật
trong miệng, mũi nạn nhân… để sơ cứu người bị đuối nước. Chú ý một số phương
pháp cứu người đuối nước dân gian như việc sốc nước, vác nạn nhân lên vai chạy…
đã được chứng minh là những việc làm không đúng và cần tránh để không làm mất
thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu người bị nạn.
Năm là, thực hiện nghiêm các nguyên tắc
an toàn khi xuống nước như khởi động trước khi bơi tránh co rút cơ; không sử dụng
rượu, bia; dùng áo phao hoặc phao bơi khi xuống nước hoặc đi trên các phương tiện
giao thông đường thủy kể cả đối với người biết bơi; chỉ nên tắm biển gần bờ và
các vùng được cho phép…
PC: Nguồn-Công an tỉnh Nghệ An