ĐĂNG NHẬP  
image banner
Tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Hè Thu năm 2023
Ngày 18/7/2023, UBND huyện dã ban hành văn bản chỉ đạo các phòng ngành đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, bám đồng thực hiện các phương án phòng trừ sâu bệnh vụ hè thu năm 2023.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT, hiện nay lúa hè thu đang ở thời kỳ phân hóa đòng - trổ; hiện tại sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 đã gây hại trên đồng ruộng với mật độ phổ biến 10 - 20 con/m2, nơi cao 30 - 50 con/m2 và cục bộ 60 - 100 con/m2; tổng diện tích lúa bị nhiễm là 1.500 ha (trong đó: nhiễm nhẹ: 800 ha, nhiễm trung bình: 500 ha và nhiễm nặng: 200 ha) và diện tích đã phòng trừ 100 ha. Tập trung chủ yếu ở một số địa phương, như: Tăng Thành, Đồng Thành, Kim Thành, Hùng Thành, Văn Thành, Bắc Thành.... và đặc biệt là các vùng gieo cấy sau, bón thúc muộn. Sâu lứa 5 có thể phát sinh gây hại nặng trên nhiều diện tích lúa giai đoạn phân hóa đòng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa.

Theo đó để đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu 2023, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; Trưởng các phòng ban ngành liên quan thực hiện nghiêm túc Công văn số 1939/UBND.NN ngày 04/07/2023 của UBND huyện Yên Thành về việc theo dõi, phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Hè thu năm 2023, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Phân công cán bộ phụ trách trực tiếp kiểm tra, giám sát đồng ruộng, phân trà, xác định chính xác diện tích các trà lúa, diện tích lúa nhiễm sâu bệnh trên từng vùng, từng xứ đồng để có biện pháp chăm sóc, phòng trừ kịp thời đối với từng trà, từng ruộng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để nông dân biết và chủ động trong chăm sóc và phòng trừ.

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hướng dẫn, chỉ đạo bà con phun trừ trên diện tích có mật độ sâu non cao (từ 50 con/m2 trở lên đối với lúa ở thời kỳ đẻ nhánh và 30 con/m2 trở lên đối với lúa ở thời kỳ làm đòng trở đi) bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Ammate 150SC, Clever 150SC; 300WG, Opulent 150SC, Obaone 95WG, Prevathon 5SC, Voliam targo 063SC, Virtako 40WG,… Phun theo liều khuyến cáo và tập trung phun bổ sung từ ngày 19/7 - 21/7.

- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Theo dõi mật độ rầy và khuyến cáo bà con phòng trừ khi mật độ rầy 1000 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc đặc hiệu: Chess 50WG, Chatot 600WG, Sutin 50SC, Dantosu 16WDG, Oshin 20WP,...

- Sâu đục thân bướm 2 chấm: Theo dõi và hướng dẫn nông dân phun trừ sớm trên những diện tích có mật độ ổ trứng từ 0,5 ổ trứng/m2 trở lên đối với lúa ở thời kỳ đẻ nhánh và 0,3 ổ trứng/m2 trở lên đối với lúa giai đoạn làm đòng trở đi bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Prevathon 5SC, Voliam targo 063 SC, Virtako 40WG,... phun theo liều lượng khuyến cáo (nếu mật độ ổ trứng ổ trứng cao > 0,5 ổ trứng/m2 cần phun 2 lần cách nhau 5 ngày).

- Đối với các đối tượng sâu bệnh hại khác như: Nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt, bạc lá…. cần chú ý theo dõi phát hiện và phòng trừ kịp thời theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Mời quý độc giả tải toàn bộ nội dung văn bản tại đây

PHÒNG VĂN HÓA – THÔNG TIN

 
12345678910...
BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN THÀNH
image

Tin tức
  • Thời sự truyền hình Yên Thành 17-1-2025
1