UBND huyện Yên Thành họp Ban chỉ đạo tổ chức các lễ hội đầu xuân
Sáng ngày 10/2, Ban chỉ đạo các lễ hội huyện Yên Thành tổ chức họp thông qua Kế hoạch Lễ hội đầu xuân năm 2025. Đồng chí Đặng Thị Dung – PCT UBND huyện chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo một số ngành liên quan và các xã có lễ hội.
Toàn cảnh cuộc họp
Yên
Thành là vùng đất cổ, giàu bản sắc văn hóa, nhiều di tích VHLS và danh thắng gắn với nhiều lễ hội truyền
truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân như lễ hội đền Cả ( thị trấn Hoa
Thành) ; Lễ hội đền Đức Hoàng ( xã Phúc Thành); lễ hội đền, chùa Gám ( xã Xuân
Thành). Ngoài 03 lễ hội chính, năm 2025
trên địa bàn huyện còn có một số lễ hội
khác như: Lễ hội Đền làng Hào Kiệt xã Vĩnh Thành (12/2 AL), Lễ hội Đền Thánh
Mẫu xã Mã Thành (3/3 AL), Lễ hội Đền
Cao Sơn Cao Các xã Công Thành (10/3 AL), Lễ
hội Đình Sừng xã Lăng Thành (15/3 AL)… và nhiều lễ tế tổ của các dòng họ.
Đồng
chí Lê Anh Tú – Phó Trưởng phòng VHTT thông qua Kế hoạch lễ hội đầu xuân
Hoạt động lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của địa phương và nâng cao ý thức bảo vệ các
di sản văn hoá của dân tộc cho nhân dân; Thông
qua lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức của các vị phúc thần, các bậc tiền nhân có
công với dân, với nước, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống uống
nước nhớ nguồn trong nhân dân. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Lễ hội, giá
trị của các di tích đến đông đảo nhân dân và du khách thập phương;
Thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng
và phát huy những truyền thống tốt
đẹp của cha ông, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, tạo hoạt động
văn hóa sôi nổi, lành mạnh, phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân, phát triển
văn hóa gắn với du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội; tạo không khí tưng bừng phấn khởi, cổ vũ,
động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2025.
Lễ hội
đề Đức Hoàng năm 2024
Lễ hội
đền, chùa Gám năm 2024
Tại cuộc
họp lãnh đạo huyện đã quán triệt một số nội dung liên quan, trong đó nhấn mạnh:
việc tổ chức Lễ
hội được huyện chỉ đạo phải có chất lượng,
hấp dẫn, có bản sắc riêng, thu hút đông đảo
du khách, doanh nghiệp và nhân dân tham gia, đồng thời phải đảm bảo nếp sống
văn hóa truyền thống,
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách.
Đại diện các ngành liên quan và các xã cho ý kiến tại cuộc họp
Phần
Lễ được tổ chức trọng thể, trang nghiêm theo nghi thức truyền thống; Phần Hội
vui vẻ, an toàn, tiết kiệm, tạo điều kiện để mỗi người dân đều được tham gia, phát huy khả năng của mình trong
Lễ hội. Thực hiện tốt
công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, huy động lực lượng tại chỗ, trong vùng tham gia
lễ hội; Không để các
hiện tượng lợi dụng tâm linh tổ chức các hoạt động bói toán, mê tín dị đoan, lừa đảo, đánh bạc,
thương mại hóa dưới mọi hình thức trong lễ hội, đặc biệt là hiện tượng ăn xin gây mất
mỹ quan; chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch
và UBND tỉnh; Đảm bảo tốt
công tác an ninh trật tự; phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường và
các quy định Nghị định 110/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy
định về quản lý và tổ chức lễ hội;.
Trò
chơi dân gian được thị trấn Hoa Thành tổ chức tại lễ hội đền Cả - 2025
Chủ
động xây dựng kế hoạch tổ chức, phương án, điều kiện để lễ hội được diễn ra đảm bảo an toàn, tiết kiệm; Tổ
chức lễ hội đúng kịch bản, kế hoạch và chương trình đã được cấp thẩm quyền phê duyệt,
đồng thời đa dạng hóa về nội dung và hình thức, chú trọng đưa các hoạt động vui
chơi dân gian truyền thống vào trong lễ hội; Tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể thao trong khu vực lễ hội phải có nội dung lành mạnh, phù hợp
với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội; Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng
bá về nguồn gốc của lễ hội, di tích và
các nhân vật được phụng thờ, tôn vinh, về các giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng
và các nghi lễ truyền
thống. Nội dung tuyên truyền cần thiết thực và có ý nghĩa, khơi dậy
lòng tự hào dân tộc và chú ý tổ chức
hướng dẫn các hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch của địa phương, góp phần
thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Các xã tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống
văn minh khi tham gia lễ hội, đặc biệt chú ý nhắc nhở để người dân ý thức khi thắp
hương, dâng lễ vật và giao tiếp ứng xử trong lễ hội cũng như có ý thức bảo vệ các di
tích; Thiết kế, bố
trí, sắp xếp các hàng quán, dịch vụ bán trong lễ hội để đảm bảo khoa học, ưu tiên các gian hàng trưng
bày sản phẩm truyền thống của địa phương; Bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật
tự trong suốt quá trình diễn ra lễ hội; có kế hoạch đảm bảo công tác phòng chống
cháy nổ tại di tích; nghiêm cấm các đối tượng lợi dụng người tàn tật ăn xin và
xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng mê tín dị đoan để lừa
đảo, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức; Tổ chức ký cam kết với các hộ kinh
doanh trong khu vực về việc đảm bảo vệ sinh
môi trường và ổn định giá cả trong dịp lễ hội.
![Anh-tin-bai](https://datafiles.nghean.gov.vn/nan-ubnd/2929/quantritintuc20252/FSN09769.jpg)
Đồng chí Đặng Thị Dung – PCT UBND huyện kết luận tại cuộc họp
Thường
xuyên kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện vi phạm pháp luật trong tổ chức lễ hội như: ép giá dịch
vụ, trộm cắp, thương mại hóa lễ hội, các trò vui chơi có thưởng dưới hình thức cờ bạc
trá hình, ăn xin, làm mất trật tự trị an, thải rác không đúng nơi quy định, lợi dụng văn
hóa tâm linh, tín ngưỡng tại di tích để thực hiện hành vi mê tín dị đoan làm ảnh hưởng
đến nét đẹp văn hóa lễ hội…Đối với UBND các xã, thị trấn và các dòng họ khi muốn
tổ chức lễ hội cấp huyện,
cấp xã phải đăng ký hoặc thông báo theo đúng quy định tại Nghị định
110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của
Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
Thái
Dương
Trung
tâm VHTT& Truyền thông Yên Thành