ĐĂNG NHẬP  
image banner
Yên Thành: Phát động Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023

Sáng ngày 9/10, UBND huyện Yên Thành tổ chức lễ phát động hưởng ứng ngày  chuyển đổi số quốc gia 10/10. Dự lễ có đồng chí Hoàng Danh Truyền- Uỷ viên BTV Huyện uỷ, PCT UBND huyện cùng đại diện lãnh đạo các ngành đoàn thể và 39 xã, thị trấn.

Các đại biểu  dự lễ phát động

Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Ngày chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa quan trọng, là dịp để toàn xã hội, mọi người dân cùng nhìn nhận, đánh giá và nâng cao nhận thức của mỗi tổ chức, cá nhân về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự vào cuộc tham gia của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp, các ngành và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Thưc hiện Nghị Quyết số 09/NQ-TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch số 586/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 2604/KH-UBND ngày 19/12/2022 về việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số đến năm 2025.

Anh-tin-bai

Đồng chí Hoàng Danh Truyền- Uỷ viên BTV Huyện uỷ, PCT UBND huyện phát động Ngày chuyển đổi số gia năm 2023

Nhằm triển khai thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ Kế hoạch, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về chuyển đổi số; Sau gần một năm triển khai thực hiện đã có 6/12 chỉ tiêu đạt theo Kế hoạch; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước cấp huyện, xã đã được trang bị khá đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển Chính quyền số; UBND huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc cho BCĐ chuyển đổi số; tổ chức nhiều cuộc Hội thảo và tập huấn chuyển đổi số trong đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân; thành lập 370 tổ công nghệ số cộng đồng với 1969 người tham gia giúp hướng dẫn người dân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số; tham gia sàn thương mại điện tử uy tín; hướng dẫn người dân kỹ năng sử dụng phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản; kỹ năng sử dụng mạng xã hội văn minh, an toàn cũng như nhận diện, phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số…

Hoạt động của cổng thông tin điện tử của huyện có nhiều đổi mới. Mọi thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy- HĐND –UBND huyện được đăng tải, các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, các tin bài, ảnh, phóng sự hoạt động trên địa bàn được cập nhật liên tục hàng ngày, trong 9 tháng được đánh giá nằm trong tốp đầu của tỉnh.

Tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện và 39 xã, thị đã tổ chức thực hiện quy trình “4 tại chỗ” trong giải quyết thủ tục hành chính. Tiếp tục thực hiện tốt việc tiếp nhận giải quyết và trả kết quả trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường triển khai hỗ trợ tạo tài khoản trực tuyến cho người dân, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến. Đến nay tỉ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt 70,5% (Vượt chỉ tiêu Nghị Quyết 09 của BCH Đảng bộ tỉnh; mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính đạt trên 90% (đảm bảo yêu cầu theo Nghị quyết 09).

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT IOFFICE và ký số văn bản điện tử được triển khai ứng dụng trong các cơ quan đơn vị, bao gồm các cơ sở y tế và các trường học trên địa bàn đáp ứng yêu cầu 80% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, hồ sơ công việc có nội dung mật).

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 41 điểm cầu, kết nối Huyện ủy, UBND huyện với 39 xã, thị trấn, kết nối liên thông với hệ thống trực tuyến của trung ương và của tỉnh. 110/110 trường học sử dụng hệ thống giao ban trực tuyến phục vụ các cuộc họp trực tuyến đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

Về phát triển kinh tế số: Hoạt động phát triển kinh tế số có nhiều bước chuyển biến tích cực. Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. Hiện nay hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã triển khai đồng loạt hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt (QR Code); cơ bản dịch vụ công thanh toán qua kho bạc đã thực hiện qua mạng; trên địa bàn huyện đã có 100% đơn vị nhận lương qua tài khoản. Hiện nay tỉ lệ người trong độ tuổi lao động có tài khoản giao dịch tại các ngân hàng đạt 60%.

Có 18 sản phẩm Ocop được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử: Giò bê chung tài (Hợp Thành), Cam (Đồng Thành), Ngũ cốc Long Liên (Tân Thành), Trà gạo thảo dược Vĩnh Hòa (Vĩnh Thành), Bún miến khô (Sơn Thành), Nước khoáng đóng chai (Sơn Thành), Gà đồi (Quang Thành), Nấm Linh Liễu (Thị trấn), Mây tre đan (Thọ Thành), Tinh bột nghệ (Quang Thành), Ốc bươu đen (Đức Thành), Hương trầm (Xuân Thành), Cam Vệ Lèn, Mật ong Lèn Voi, Trứng Vịt đồng (Trung Thành), Gạo TBR225, quả vải Bảo Thành, Rượu ống tre xưa và nay, bưởi diễn Bảo Thành, Cam (Bảo Thành).

Cấp mã số định danh (Web:ATTP247.vn – cơ sở dữ liệu chăn nuôi việt nam) cho các hộ chăn nuôi, trang trại trên các đối tượng vật nuôi là lợn, bò, gà khoảng đến thời điểm hiện tại là hơn 1.300 hộ/trang trại.

Anh-tin-bai

Chương trình Livestream quảng bá thương sản phẩm cam Đồng Thành

Hoạt động phát triển xã hội số chú trọng thực hiện, cho thấy hiệu quả tích cực. Một số dịch vụ trong lĩnh vực giải trí, đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, học trực tuyến, các dịch vụ tiện ích như tra cứu điểm thi, đăng ký học tại các trường, nộp học phí qua tài khoản ngân hàng... Người dân đã tiếp cận xã hội số, như giao dịch với ngân hàng, sổ khám bệnh online, nộp thuế điện tử, giao dịch qua dịch vụ công, các dịch vụ mua sắm,..

Trong lĩnh vực giáo dục, đã triển khai sử dụng hệ thống phần mềm VNEDU giúp cập nhật quản lý lớp học tại cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Các nhà trường sử dụng phần mềm thường thường xuyên sử dụng tính năng học bạ điện tử, quản lý điểm, quản lý nhân sự, lịch báo giảng, thời khóa biểu, khai thác kho học liệu số... phục vụ hoạt động quản lý dạy và học của nhà trường.

Đối với lĩnh vực y tế, Trung tâm Y tế và Trạm y tế các xã, thị trấn hiện đang ứng dụng 02 phần mềm: Phần mềm quản lý văn bản ttytyenthanh.vnptioffice.vn, hệ thống quản lý bệnh viện yte-nghean.vnpthis.vn. Thông qua sử dụng các hệ thống giúp cán bộ và người dân thực hiện tốt việc quản lý bệnh không lây, hồ sơ sức khỏe điện tử, quản lý tiêm chủng, tư vấn khám chữa bệnh, quản lý thanh quyết toán BHYT.

Thực hiện chương trình viễn thông công ích VNPT đã cấp sim điện thoại miễn phí cuộc gọi và miễn phí sử dụng Internet cho đối tượng chính sách hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện; 100% xã đã có hạ tầng viễn thông, internet phục vụ nhân dân; 100% dân số được phủ sóng thông tin di động  3G, 4G: Tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh đạt 73,5%.

Anh-tin-bai

Huyện đoàn Yên Thành phối hợp triển khai mô hình chợ 4.0

Tiến hành cấp thẻ cho đối tượng là Người có công và Bảo trợ được để chi trả tiền trợ cấp hàng tháng qua ATM là: 22.128 người, trong đó có 10 người (NCC) đã được chi trả, 345 người đã có tài khoản đang đề nghị được chi trả. Cấp thẻ an sinh xã hội cho 3.998 /4.272 người là đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo năm 2023.

Hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã bước đầu chuyển dần sang công nghệ mới ứng dụng CNTT-VT thay cho công nghệ truyền thống (FM, có dây), đáp ứng tốt hơn cho việc quản lý, vận hành, phục vụ nhân dân.

Mặc dù còn nhiều khó khăn như: Kỹ năng và thói quen ứng dụng công nghệ số của đại bộ phận người dân trên địa bàn còn thấp; Cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn chưa quan tâm đến việc đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng; nguồn lực về CNTT cấp xã nhất là công chức có trình độ, năng lực và hiểu biết công nghệ thông tin để phụ trách lĩnh vực Chuyển đổi số còn hạn chế… Nhưng những kết quả bước đầu đã đạt được cho thấy: Nhận thức về chuyển đổi số của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến rõ nét; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu phục vụ chuyển đổi số được chú trọng đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân. 

Anh-tin-bai

Thay mặt tuổi trẻ huyện Yên Thành, anh Nguyễn Hữu Hiếu – Phó Bí thư Huyện đoàn hưởng ứng Ngày chuyển đổi số Quốc gia -2023

Năm 2023 được Chính phủ lựa chọn chủ đề hành động của năm là  “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm 2023 và các chỉ tiêu phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2022 – 2025, thay mặt lãnh đạo huyện tôi đề nghị các cơ quan, đơn vị địa phương tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ Nhất: Tiếp tục quán triệt cho Đảng viên, cán bộ công chức, viên chức về mục đích, ý nghĩa và vai trò của Chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn.

Thứ Hai: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các cơ quan nhà nước: trang thiết bị công nghệ thông tin; hạ tầng mạng LAN; mạng Internet tốc độ cao….

Thứ Ba: Tiếp tục đẩy mạnh và sử dụng hiệu quả Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính: thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ trực tuyến.

Thứ Tư: Tiếp tục khai thác và vận hành tốt các hệ thống thông tin dùng chung phục vụ quản lý điều hành: Hệ thống Cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý văn bản điều hành, ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, thư điện tử, chữ ký số, hội nghị truyền hình trực tuyến…

Thứ Năm: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ  người dân sử dụng các dịch vụ tiện ích số nhất là dịch vụ công trực tuyến, đăng bán sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường số…

Thư sáu: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng internet trên địa bàn.

 

Chuyển đổi số là lĩnh vực mới và khó, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện trong cách thức vận hành, tổ chức của một cơ quan, một đơn vị, một tập thể hay một bộ máy. Chuyển đổi số không phải là nhiệm vụ chính của một phòng ngành hay của một cán bộ làm công nghệ thông tin mà là cả hệ thống chính trị, của tất cả các ngành các lĩnh vực. Chính vì yêu cầu sự thay đổi nên trước hết, công tác Chuyển đổi số là việc của người lãnh đạo, người đứng đầu vì nếu người đứng đầu không dám thay đổi thì sẽ không ai dám thay đổi. Bởi vậy, trước hết, người lãnh đạo cần mạnh dạn, đi đầu trong thay đổi tư duy lãnh chỉ đạo, ứng dụng Chuyển đổi số trong lãnh, chỉ đạo và thực hiện công việc hằng ngày.

Chuyển đổi số gắn cải cách hành chính, đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, hướng tới xây dựng chính quyền kiến tạo phục vụ, mang lại tiện ích, hiệu quả cao nhất cho người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số cải cách hành chính của huyện, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp và chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội.

Với mục đích, ý nghĩa và những yêu cầu nhiệm vụ Chuyển đổi số trong thời gian tới, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và của Tỉnh tôi xin tuyên bố phát động ngày chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn huyện với chủ đề năm 2023 là  “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”.

Anh-tin-bai

Sau lễ phát động, các đại  biểu về dự đã tham gia tuyên truyền lưu động  ngày chuyển  đổi số quốc gia 10/10/ 2023 trên các trục đường chính của huyện, nhằm nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số

Trung tâm VHTT&TT Yên Thành

 

BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN THÀNH
image

Tin tức
  • Thời sự truyền hình Yên Thành 18-10-2024
1