Yên Thành tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại
Chủ tịch UBND chủ tịch UBND huyện Yên Thành vừa có Công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.
Người dân chủ động trong công
tác tiêm phòng dại chó
Công điện nêu rõ: Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn
cả nước có 44 người chết vì bệnh
dại, riêng tại tỉnh Nghệ An có 3 người tử vong vì bệnh dại và trên địa bàn
huyện Yên Thành đã xuất hiện 03 ổ bệnh Dại chó tại các xã Hùng Thành, Hoa Thành
và Xuân Thành; số chó mắc bệnh dại 04 con, đã cắn 08 người và 04 con chó
khác.
Nguyên
nhân chủ yếu do: Người nuôi chủ quan chưa tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo. Tình trạng chó thả rông còn
nhiều. Người bị tử vong do không điều trị dự
phòng kịp thời. Một số chính quyền địa
phương chưa quan tâm đến công tác phòng, chống bệnh Dại, chưa áp dụng chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Để ngăn chặn nguy cơ gia tăng số người phải điều trị dự
phòng bệnh Dại do động vật cắn, không có người chết vì
bệnh Dại; đặc biệt là chó, mèo thả rông, gây nguy
hiểm cho người. Chủ tịch UBND huyện
yêu cầu UBND các xã, thị trấn: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp
hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh, nhất
là việc tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh Dại cho chó, mèo; thực hiện đầy đủ
việc tiêm và điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn, tuyệt đối không
dùng thuốc nam điều trị…Rà soát lại tổng đàn, tổ chức thực hiện nghiêm việc tiêm phòng bổ sung vắc
xin bệnh Dại cho chó, mèo chưa được tiêm phòng, bảo đảm 100% tổng đàn
chó, mèo trên từng địa bàn được tiêm phòng dại. Thành lập Đội bắt
chó thả rông, tổ chức bắt và xử lý toàn bộ số chó thả rông trên địa bàn. Tăng
cường quản lý đàn chó, mèo; lập sổ sách để theo dõi biến động; đồng thời tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi
và số chó, mèo trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn, yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện
nghiêm khai báo, chấp hành nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó khi ra nơi công cộng phải rọ mõm, có xích giữ chó, người dắt và tiêm phòng vắc xin Dại theo đúng quy định.

Tiêm phòng bệnh dại ở mèo
Áp dụng chế tài xử lý vi phạm hành chính các trường
hợp chủ nuôi vi phạm quy định về phòng, chống bệnh Dại,
tiêm phòng vắc xin Dại, để chó, mèo cắn người. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được
công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị
bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo cắn. Khi có dịch bệnh Dại xảy ra tập trung mọi nguồn lực
triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống nhằm bao vây, khống chế dịch
trong diện hẹp, giảm thiểu tổn thất tính mạng con người; chỉ đạo Trạm Y tế tổ chức sơ cứu
và hướng dẫn ngay người bị chó Dại cắn đến cơ sở y tế để điều trị dự phòng bệnh Dại, hàng ngày theo dõi sức khỏe người bị chó dại cắn. Chủ tịch UBND xã, thị trấn phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng,
chống bệnh Dại; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý
theo quy định. Đồng thời chịu trách nhiệm nếu để chó cắn người gây tử vong do
chó cắn chưa được tiêm phòng vắc xin Dại.
Trung
tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình
bệnh Dại, tham mưu các giải pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả; kịp thời chia sẻ
thông tin với ngành Y tế khi có các ca bệnh Dại trên đàn chó, mèo. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra,
đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch
bệnh Dại, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng của địa phương. Phối hợp tổ chức kiểm tra và tham mưu xử lý các cơ sở phòng khám, chữa
trị chó mèo trên địa bàn. Tổng
hợp, báo cáo số liệu tổng đàn chó, mèo, kết quả tiêm phòng và tình hình bệnh
Dại động vật trên địa bàn cho UBND huyện và UBND tỉnh.
Người dân cần tuân thủ nuôi nhốt
đàn chó, không thả rông theo quy định
Phòng
Y tế và Trung tâm y tế phối hợp với các ngành liên quan đẩy
mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại, nâng cao nhận thức, ý
thức của người dân, để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh;
thông tin bằng nhiều hình thức về địa điểm tiêm phòng để mọi người dân được
biết. Tăng cường công tác giám sát thực
hiện đầy đủ việc tiêm và điều trị dự phòng
bệnh Dại khi bị động vật, đặc biệt chó, mèo cắn. Phối hợp điều tra dịch tễ tại địa bàn có liên
quan, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, bảo đảm tuân thủ các quy
định của pháp luật. Đảm bảo đủ
vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt chú trọng tại các vùng có nguy cơ cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Chủ tịch UBND huyện cũng đã giao nhiệm vụ cho Phòng Văn hóa - TT, Trung tâm Văn hóa TT&Truyền
thông, Công an huyện và các Phòng ngành có liên quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ động phối hợp trong
công tác phòng, chống bệnh Dại có hiệu
quả
Thái Dương
Trung tâm VHTT&
Truyền thông Yên Thành