ĐĂNG NHẬP  
image banner
Huyện Yên Thành Phấn đấu đến năm 2030 tỷ trọng giá trị sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 70-75% so với tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành Nông lâm ngư nghiệp
Thực hiện Quyết định 192/QĐ-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ trên địa bàn huyện Yên Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, UBND huyện Yên Thành đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2023-2030

(Ảnh minh họa)

  Mục tiêu kế hoạch nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần thúc đẩy nông nghiệp huyện Yên Thành phát triển nhanh, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của huyện; gắn phát triển nông nghiệp với chế biến, bảo quản và phát triển du lịch sinh thái tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân;

Anh-tin-bai

 

(Lãnh đạo huyện thăm các mô hình - Ảnh nguồn Báo Nghệ An)

Phấn đấu đến năm 2030 tỷ trọng giá trị sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) chiếm 70-75% so với tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành Nông lâm ngư nghiệp; trong đó tỷ trọng ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt là 75-80%, chăn nuôi là 60-65%, lâm nghiệp là 30-35%.

Theo đó huyện Yên Thành để ra muc tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 2025:

Xây dựng các vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao trên các sản phẩm chủ lực, có lợi thế: Lúa, cây ăn quả (cam, bưởi), chăn nuôi (gà, lợn, bò), cây lâm nghiệp.

- Sản xuất Lúa: 6.100 - 6.500 ha.

+ Vùng sản xuất lúa giống ứng dụng công nghệ cao: 1.000 ha.

+ Vùng sản xuất lúa hàng hóa, lúa chất lượng cao ứng dụng công nghệ cao: 4.500 - 4.900 ha

+ Vùng sản xuất lúa VietGap, lúa hữu cơ: 500 - 600 ha.

- Cây có múi: Vùng sản xuất cây có múi ứng dụng công nghệ cao trong đó vùng cam 200 ha; vùng bưởi là 50 ha.

- Cây lâm nghiệp: Phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC, PEFC) và công nghiệp chế biến lâm sản. Năm 2025 phấn đấu diện tích cây gỗ có giá trị cao 5.000 ha; diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững là 6.000 ha.

+ Xây dựng 1 cơ sở ươm tạo giống công nghệ cao cho cây lâm nghiệp (10 ha).

- Chăn nuôi: Tổng số trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt 30% tổng số trang trại (72/240 trang trại chăn nuôi tập trung). Số lượng đàn lợn được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đạt 60% tổng đàn. Số lượng đàn gà được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đạt 35% tổng đàn gà. Đàn bò 25% tổng đàn; nâng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo lợn, bò đạt khoảng 75- 85%.

-  Xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến:

+ Xây dựng, hoàn thành đưa vào vận hành nhà máy sơ chế, chế biến nông sản trên địa bàn huyện (nhà máy chế biến gạo Tập đoàn TH).

+ Xây dựng 2-3 cơ sở (quy mô nhỏ đến trung bình) về sơ chế, bảo quản rau, hoa quả và các sản phm nông sản khác.

+ Xây dựng 02 cơ sở chế biến gỗ.

+ Xây dựng 2-3 cơ sở phân phối sản phẩm nông nghiệp.

+ Nâng cấp 10-12 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo hướng hiện đại.

Giai đoạn 2026 - 2030: Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; các cơ sở nông nghiệp ứng dụng CNC. Đầu tư tăng tỷ lệ diện tích cây trồng, quy mô vật nuôi được ứng dụng CNC, đến năm 2030 đạt chỉ tiêu:

- Lúa:

+ Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao đạt 75-80% (18.000 - 19.000 ha).

+ Xây dựng được các vùng sản xuất lúa hữu cơ (2-3 vùng), diện tích sản xuất lúa hữu cơ tăng thêm từ 50-60% (1.000-1.200 ha).

- Cây có múi: Diện tích sản xuất cây có múi ứng dụng CNC với 400 ha cam và 100 ha bưởi.

- Xây dựng sản phẩm OCOP hạng 3-4 sao cho sản phẩm cam, bưởi, lúa gạo hữu cơ Yên Thành.

- Chăn nuôi: Nâng tổng số trang trại chăn nuôi ứng dụng CNC đạt 75% tổng số trang trại (180/240 trang trại chăn nuôi tập trung). Số lượng đàn lợn được ứng dụng CNC vào sản xuất đạt 70% tổng đàn; số lượng đàn gà được ứng dụng CNC vào sản xuất đạt 50% tổng đàn gà; đàn bò 50% tổng đàn. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo lợn, bò đạt 85 - 90%.

- Diện tích cây gỗ lớn có giá trị cao tăng thêm 75 - 80% (tăng thêm từ 4.000 - 4.200 ha). Diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững tăng thêm khoảng 2.000 ha.

- Xây dựng 01- 02 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung áp dụng quy trình giết mổ treo.

- Doanh nghiệp, Hợp tác xã ứng dụng CNC: Xây dựng được 3 - 4 doanh nghiệp, 3 - 4 Hợp tác xã đầu tư sản xuất nông nghiệp theo CNC./.

PHÒNG VĂN HÓA – THÔNG TIN

1 2 3 4 5  ... 
BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN THÀNH
image

Tin tức
  • Thời sự truyền hình Yên Thành 22-9-2023
1