ĐĂNG NHẬP  
image banner
Phòng trừ sâu bệnh hại lúa cuối vụ Hè Thu năm 2023

Ngày 02/8/2023, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các phòng ngành, UBND các xã thị trấn triển khai thực hiện các giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Đồng thời hướng dẫn người dân theo dõi, thực hiện các biện pháp kỷ thuật nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Qua kiểm tra của phòng ngành chuyên môn, hiện nay lúa Hè thu đang ở thời kỳ làm đòng - trỗ, một số diện tích trà gieo cấy sớm lúa đã bắt đầu bước vào giai đoạn chín sữa, chắc xanh. Dự báo thời gian tới Lúa Hè thu trổ - chắc xanh cũng là thời điểm chuyển mùa nên diễn biến thời tiết sẽ phức tạp (mưa, giông lốc, gió mùa...), thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh hại chính như: rầy nâu, rầy lưng trắng, nhện gié, chuột, bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh khô vằn, sâu đục thân... phát sinh, gây hại nặng nếu không phát hiện và tổ chức phòng trừ kịp thời. Để đảm bảo an toàn trong sản xuất vụ Hè thu 2023, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các phòng, ngành liên quan thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn số 1939/UBND.NN ngày 04/07/2023 của UBND huyện Yên Thành về việc theo dõi, phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Hè thu năm 2023 và Công văn số 2071/UBND.NN ngày 18/7/2022 của UBND huyện Yên Thành về việc tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Hè Thu năm 2023.

Đồng thời hướng dẫn người dân sử dụng thuốc đặc hiệu, các biện pháp kỹ thuật phòng trừ kịp thời để hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra cụ thể:

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ (lứa 6): Khuyến cáo, hướng dẫn nông dân phun trừ trên những diện tích có mật độ sâu non cao từ 50 con/m2 đối với lúa thời kỳ cuối đẻ nhánh và 30 con/m2 đối với lúa thời kỳ làm đòng trở đi, phun bằng bằng các loại thuốc đặc hiệu: Ammate 150SC, Clever 150 SC, 300 WG, Obaone 95WG, Voliam targo 063SC, Virtako 40WG, Angun 5WG, Bạch hổ 150SC....) phun theo liều lượng khuyến cáo. Thời gian phun hiệu quả nhất khi đa số sâu ở tuổi 1-3 (khoảng từ 08/08-15/08/2023)

- Đối vơi sâu đục thân: Giám sát chặt chẽ đồng ruộng, khuyến cáo, hướng dẫn nông dân phun trừ sớm trên những diện tích có mật độ ổ trứng cao từ 0,3 ổ/m2 đối với lúa thời kỳ đẻ nhánh và 0,5 đối với lúa thời kỳ làm đòng trở đi, phun bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Prevathon 5SC, Voliam targo 063 SC, Virtako 40WG,... phun theo liều lượng khuyến cáo. Nếu mật độ ổ trứng ổ trứng cao > 0,5 ổ trứng/m2 cần phun 2 lần cách nhau 5 ngày.

- Đỗi với nhện gié: Vào giai đoạn làm đòng đến trỗ nếu phát hiện những diện tích có 3% - 5% số dảnh bị hại trở lên cần tổ chức phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Alfamite 20WWP, Kinalux 25EC, Nissorun 5EC, Danitol 50EC,... Khi phun cần chú ý tăng lượng nước thuốc để phun ướt đều phần thân và bẹ lá lúa.

- Đối với bệnh khô vằn: Hướng dẫn phòng trừ trên diện tích có tỷ lệ bệnh 10% trở lên, lúa thời kỳ làm đòng đến trỗ bằng các loại thuốc như: Vida 5WP, Validacin 3-5L, Anvil 5SC, … phun đều vào phần thân, gốc lúa.

- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Theo dõi mật độ rầy và khuyến cáo bà con phòng trừ khi mật độ rầy 1.000 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc đặc hiệu: Chess 50 WG, Chatot 600WG, sutin 50SC, Dantosu 16WDG, Oshin 20WP.....

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đặc biệt sau các đợt mưa kèm giông gió để phát hiện và phun phòng trừ sớm bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Kasumin 2SL, Xanthomix 20 WP, Staner 20 WP, Totan 200 WP,... Phun lại lần 2 sau 5 - 7 ngày nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh phát triển.

Căn cứ diễn biến thực tế sâu, bệnh hại trên đồng ruộng để có thể kết hợp phòng trừ sâu và bệnh cùng lúc song không nên hỗn hợp quá 02 loại thuốc trong một lần phun.

          Mời quý độc giả tải toàn bộ nội dung văn bản tại đây!

Phòng văn hóa - Thông tin

 
12345678910...
BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN THÀNH
image

Tin tức
  • Thời sự truyền hình Yên Thành 21-3-2025
1