ĐĂNG NHẬP  
image banner
UBND huyện Yên Thành ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản năm 2023
Ngày 11 tháng 01 năm 2022, UBND huyện Yên Thành ban hành Quyết định số 242/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản năm 2023:

Yên Thành là huyện có tổng đàn chăn nuôi lớn nhất tỉnh, đàn trâu 12.335 con, đàn bò 21.880 con, đàn lợn 82.220 con, đàn gia cầm 4.059 ngàn, đàn dê 15.200 con, đàn chó 71.310 con; Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.658,48 ha, trong đó diện tích nuôi ao 6.57,52 ha, nuôi hồ đập 832,07 ha, nuôi cá lúa 7.123,29 ha, nuôi các đối tượng khác 31,1 ha.

Anh-tin-bai
(Ảnh Phòng Nông nghiệp sưu tầm)

Dự báo năm 2023, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện vẫn diễn biến phức tạp do DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mầm bệnh tồn lưu lâu trong môi trường chăn nuôi, đường lây truyền phức tạp; bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò do các véc tơ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu khó kiểm soát... Bên cạnh đó, huyện Yên Thành có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn; tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin thấp trong khi kết quả giám sát cho thấy các loại mầm bệnh lưu hành với tỷ lệ khá cao; biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh.

Anh-tin-bai

 

(Ảnh nguồn Báo Nghệ An)

Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản dưới Luật, UBND huyện Yên Thành ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn huyện Yên Thành năm 2023” yêu cầu UBND các xã, thị trấn, Các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi; vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh thuốc thú y; hành nghề thú y thực hiện các nội dung:

1. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

+ Xây dựng phương án, bố trí kinh phí để tổ chức, triển khai công tác phòng chống dịch bệnh năm 2023 tại địa phương.

+ Trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương.

+ Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và thuỷ sản cấp xã khi có dịch bệnh động vật được công bố. Tập trung mọi nguồn lực khống chế các ổ dịch nhanh chóng.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã, xóm các chủ trương chính sách, Pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống dịch bệnh.

+ Lập hồ sơ thanh quyết toán, tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị bệnh buộc tiêu hủy, chết do rủi ro sau tiêm phòng vắc xin; lập hồ sơ thanh quyết toán các nguồn kinh phí, vắc xin, hóa chất, vật tư báo cáo về UBND huyện, Cơ quan thú y cấp huyện chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc tiêu hủy hoặc sau các đợt tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, xử lý dịch bệnh.

2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi; vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh thuốc thú y; hành nghề thú y:

Chấp hành nghiêm kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản của tỉnh, địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản thực hiện có hiệu quả./.

 

 

Phòng Văn hóa – Thông tin (Tổng hợp)

1 2 3 4 5  ... 
BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN THÀNH
image

Tin tức
  • Thời sự truyền hình Yên Thành 22-9-2023
1