ĐĂNG NHẬP  
image banner
KẾ HOẠCH Triển khai một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn huyện
KẾ HOẠCH Triển khai một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn huyện

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN YÊN THÀNH

Số:           /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Yên Thành , ngày     tháng 10  năm 2021

 

KẾ HOẠCH

Triển khai một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn huyện

 

  • Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch
  • Các tiêu chí

    - Tiêu chí 1: Tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/ số dân/ thời gian.

    - Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin.

    - Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh (chỉ áp dụng cho cấp tỉnh)

  • Yêu cầu tiêu chí

    2.1. Tiêu chí 1: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000  người/ tuần = [(số ca mắc mới trong tuần+ số ca mắc mới tuần trước)/(2 x dân số trên địa bàn)] x 100000

    2.2. Tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 , được tính là số người tiêm chủng/ tổng dân số cư trú trên địa bàn x 100 (%).

    3. Căn cứ vào các tiêu chí trên phân loại các cấp độ dịch theo bảng sau:

               Tiêu chí 1*

     

    Tiêu chí 2

    ·         <20

    20-<50

    50-<150

    >150

     Tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin đạt 70 % trở lên

     Cấp 1

     Cấp 1

     Cấp 2

     Cấp 3

    < 70 % người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

    Cấp 1

    Cấp 2

    Cấp 3

    Cấp 4

     

     

  • Thẩm quyền xác định cấp độ dịch
  • UBND tỉnh công bố cho cấp huyện.
  • UBND huyện công bố cấp độ dịch cho xã, các xóm trên địa bàn.
  • Trong trường hợp nâng cấp độ dịch:

    + Thông báo trước 48 giờ khi áp dụng ở phạm vi toàn tỉnh.

    + Thông báo trước 24 giờ khi áp dụng ở phạm vi cấp huyện.

    + Thông báo trước 12 giờ khi áp dụng ở phạm vi cấp xã và dưới cấp xã.

    + Trong trường hợp cấp bách, UBND tỉnh, cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.

  • Các biện pháp áp dụng theo từng cấp độ dịch
  • ĐỐI VỚI CẤP ĐỘ 1
  • Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
  • Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời (bao gồm đám cưới, đám tang): không hạn chế số người với điều kiện đảm bảo biện pháp phòng chống dịch.
  • Vận tải hành khách công cộng đường bộ (bao gồm cả vận tải hành khách nội tỉnh và liên tỉnh, đường thủy nội địa  hàng hải đảm bảo phòng chống dịch COVID-19: được phép hoạt động.
  • Lưu thông vận tải hàng hóa nội địa, liên tỉnh: được phép hoạt động.
  • Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

    - Cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, khu/ cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: được phép hoạt động  khi đảm bảo các  điều kiện sau:

    + Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

    + Định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại cơ  sở sản xuất kinh doanh, nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động  2 tuần/ lần.

    + Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt.

    + Tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ. (Nếu cơ sở tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì phải được hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc trung tâm Y tế huyện trên địa bàn. Cơ sở tự chịu trách nhiệm chất lượng test nhanh kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm. Trung tâm Y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả các trường hợp dương tính với SARS- CoV-2).

    + Có cán bộ/ bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định ( Đối với các cơ sở sản xuất không có cán bộ y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh đủ năng lực đảm bảo kịp thời công tác phòng chống dịch tại cơ sở).

    - Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp: được hoạt động với điều kiện phòng chống dịch theo quy định.

    - Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng: được phép hoạt động với với điều kiện phải có kế hoạch và chị trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

    - Cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, nhà hàng/ quán ăn, chợ truyền thống,  cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác như làm tóc, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử: được phép hoạt động với các điều kiện:

    + Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

    + Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp xã để theo dõi, quản lý.

    + Tổ chức lấy mẫu xét ngiệm cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ.

    - Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích; nhà hàng/ quán ăn: được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện sau:

    + Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19. Đối với Trung tâm thương mại kế hoạch do UBND huyện phê duyệt; đối với siêu thị, cửa hàng tiện ích(tạp hóa); nhà hàng, quán ăn kế hoạch do UBND xã, thị phê duyệt.

    - Chợ đầu mối, chợ truyền thống, nơi tập kết hàng hóa: được phép hoạt động với điều kiện đảm bảo quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế.

    - Cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác như làm tóc, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử: được phép hoạt động với các điều kiện sau:

    + Đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19;

    + 100%  người lao động phải được tiêm vắc xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc khỏi bệnh và có xét nghiệm SARS COV-2 âm tính còn hiệu lực.

    - Hoạt động bán hàng rong, vé số không có địa điểm cố định: được phép hoạt động.

    1.1.5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp: được phép hoạt động với điều kiện phải đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế.

    1.1.6. Hoạt động cơ quan công sở: được phép hoạt động và yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

    + Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và

    + Có phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19.

    + Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ.

    1.1.7. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự: được phép hoạt động khi  Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ

    1.1.8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

    - Cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn; điểm tham quan du lịch: được phép hoạt động khi  có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

    - Hoạt động bảo tàng, triển lãm thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở,  địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao,… được phép hoạt động khi  có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động  và thực hiện biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 (bao gồm việc tự tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, người lao động, điều kiện đối với người tham quan, khán thính giả và phương án xử lý khi có ca mắc mới)

    1.2. Đối với cá nhân

    1.2.1. Biện pháp

    - Tuân thủ biện pháp 5K của Bộ Y tế.

    - Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế.

    - Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau (bao gồm cả người từ tỉnh khác đến/ về trên địa bàn): không hạn chế.

    2. ĐỐI VỚI CẤP ĐỘ 2

  • Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp

2.1.1. Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời: hạn chế và yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,..): cho phép dưới 30 người. Trường hợp trên 30 người  đến 100 người thì phải đảm bảo 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính có hiệu lực theo quy định.

Đối với đám cưới, đám tang phải có giám sát của chính quyền địa phương.

- Hoạt động ngoài trời: cho phép từ 45 người trở xuống. Trường hợp trên 46 người đến 150 người thì phải đảm bảo 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính có hiệu lực theo quy định. Đối với đám cưới, đám tang phải có giám sát của chính quyền địa phương.

2.1.2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ (bao gồm cả vận tải hành khách nội tỉnh và liên tỉnh, đường thủy nội địa  hàng hải đảm bảo phòng chống dịch COVID-19: được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện được xét nghiệm định kỳ 1 tuần/1 lần khi đến, về từ địa bàn cấp 3 (màu cam) và 2 tuần/1 lần khi đến về từ địa bàn cấp độ 2( màu vàng).

2.1.3. Lưu thông vận tải hàng hóa nội địa, liên tỉnh: được phép hoạt động.

2.1.4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, khu/ cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: được phép hoạt động  khi đảm bảo các  điều kiện sau:

+ Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

+ Định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại cơ  sở sản xuất kinh doanh, nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động  2 tuần/ lần.

+ Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt.

+ Tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ hàng tuần bằng test nhanh hoặc PCR cho từ 50% trở lên người lao động có nguy cơ cao.

(Nếu cơ sở tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì phải được hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc trung tâm Y tế huyện trên địa bàn. Cơ sở tự chịu trách nhiệm chất lượng test nhanh kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm. Trung tâm Y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả các trường hợp dương tính với SARS- CoV-2).

+ Có cán bộ/ bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định ( Đối với các cơ sở sản xuất không có cán bộ y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh đủ năng lực đảm bảo kịp thời công tác phòng chống dịch tại cơ sở).

- Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp: được hoạt động với điều kiện phòng chống dịch theo quy định.

- Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng: được phép hoạt động với với điều kiện phải có kế hoạch và chị trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, nhà hàng/ quán ăn, chợ truyền thống,  cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác như làm tóc, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử: được phép hoạt động với các điều kiện:

+ Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

+ Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp xã để theo dõi, quản lý.

+ Tổ chức lấy mẫu xét ngiệm cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và  xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ hàng tuần bằng test nhanh hoặc PCR cho từ 10% trở lên người lao động có nguy cơ cao.

- Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích; nhà hàng/ quán ăn: được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện sau:

+ Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích: Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19 do UBND huyện phê duyệt; đối với siêu thị, cửa hàng tiện ích(tạp hóa) kế hoạch do UBND xã, thị phê duyệt.

+ Nhà hàng, quán ăn: Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19 do UBND xã phê duyệt; giảm 30% lượng khách tại cùng một thời điểm.

- Chợ đầu mối, chợ truyền thống, nơi tập kết hàng hóa: được phép hoạt động với điều kiện đảm bảo quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác:

Làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử: ngừng hoạt động được phép hoạt động.

+ Cắt tóc: được phép hoạt động khi đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19; 100% người lao động phải được tiêm vắc xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh COVID và có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

- Hoạt động bán hàng rong, vé số không có địa điểm cố định: được phép hoạt động khi đảm bảo có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

            2.1.5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp: được phép hoạt động với điều kiện phải đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế; thời gian, số lượng học sinh, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo,  Bộ Lao động thương binh xã hội và quy định của địa phương. Kết hợp với dạy, học trực tuyến và qua truyền hình.

            2.1.6. Hoạt động cơ quan công sở: được phép hoạt động và yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

            + Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

            + Có phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19.

            + Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ  cho người lao động có nguy cơ cao tại cơ quan, công sở theo hướng dẫn của ngành Y tế

            2.1.7. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự:  Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và chỉ được phép tổ chức với số lượng người từ 20% trở xuống sức chứa của nơi tổ chức và không quá 70 người tham gia hoặc từ 40% trở xuống sức chứa của nơi tổ chức và không quá 140 người tham gia khi 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

            2.1.8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

            - Cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn; điểm tham quan du lịch: được phép hoạt động khi  có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

            - Hoạt động bảo tàng, triển lãm thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở,  địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao,… được phép hoạt động khi  có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động  và thực hiện biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 (bao gồm việc tự tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, người lao động, điều kiện đối với người tham quan, khán thính giả và phương án xử lý khi có ca mắc mới).

            2.2. Đối với cá nhân

            - Tuân thủ biện pháp 5K của Bộ Y tế.

            - Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế.

            - Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau (bao gồm cả người từ tỉnh khác đến/ về trên địa bàn): không hạn chế.

            3. ĐỐI VỚI CẤP ĐỘ 3

            3.1. Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp

            3.1.1. Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời: hạn chế và yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,..): cho phép từ 20 người trở xuống. Trường hợp  trên 20 người  đến 70 người thì phải đảm bảo 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính có hiệu lực theo quy định. Đối với đám cưới, đám tang phải có giám sát của chính quyền địa phương.

- Hoạt động ngoài trời: cho phép từ 30 người trở xuống. Trường hợp trên 31 người đến 100 người thì phải đảm bảo 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính có hiệu lực theo quy định.

 Đối với đám cưới, đám tang phải có giám sát của chính quyền địa phương.

3.1.2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ (bao gồm cả vận tải hành khách nội tỉnh và liên tỉnh, đường thủy nội địa  hàng hải đảm bảo phòng chống dịch COVID-19:  được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện được xét nghiệm định kỳ 1 tuần/1 lần khi đến, về từ địa bàn cấp 3 (màu cam) và 2 tuần/1 lần khi đến về từ địa bàn cấp độ 2( màu vàng).

3.1.3. Lưu thông vận tải hàng hóa nội địa, liên tỉnh: được phép hoạt động khi đảm bảo điều kiện người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện được xét nghiệm định kỳ 1 tuần/1 lần khi đến/ về từ địa bàn cấp độ 3 và 2 tuần 2 tuần/1 lần khi đến về từ địa bàn cấp độ 2.

3.1.4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, khu/ cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: được phép hoạt động  khi đảm bảo các  điều kiện sau:

+ Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

+ Định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại cơ  sở sản xuất kinh doanh hàng tuần và đánh giá mức độ nguy cơ lây nhiễm nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động  2 tuần/ lần.

+ Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt.

+ Tổ chức phương án “ ba tại chỗ” và “ một cung đường hai điểm đến”

+ Tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ hàng tuần bằng test nhanh hoặc PCR cho từ 50% trở lên người lao động có nguy cơ cao.

(Nếu cơ sở tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì phải được hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc trung tâm Y tế huyện trên địa bàn. Cơ sở tự chịu trách nhiệm chất lượng test nhanh kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm. Trung tâm Y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả các trường hợp dương tính với SARS- CoV-2).

+ Có cán bộ/ bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định ( Đối với các cơ sở sản xuất không có cán bộ y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh đủ năng lực đảm bảo kịp thời công tác phòng chống dịch tại cơ sở).

- Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp: được hoạt động với điều kiện phòng chống dịch theo quy định.

- Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng: được phép hoạt động với với điều kiện phải có kế hoạch và chị trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, nhà hàng/ quán ăn, chợ truyền thống,  cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác như làm tóc, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử: được phép hoạt động với các điều kiện:

+ Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

+ Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp xã để theo dõi, quản lý.

+ Tổ chức lấy mẫu xét ngiệm cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và  xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ hàng tuần bằng test nhanh hoặc PCR cho từ 15% trở lên người lao động có nguy cơ cao.

- Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích; nhà hàng/ quán ăn: được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện sau:

+ Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích: Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19 do UBND huyện phê duyệt; đối với siêu thị, cửa hàng tiện ích(tạp hóa) kế hoạch do UBND xã, thị phê duyệt và người lao động và khách đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

+ Nhà hàng, quán ăn: Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19 do UBND xã phê duyệt; giảm 50% lượng khách tại cùng một thời điểm và người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 và có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

- Chợ đầu mối, chợ truyền thống, nơi tập kết hàng hóa: được phép hoạt động với điều kiện đảm bảo quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế và người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 và có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác:

+  Làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử: ngừng hoạt động được phép hoạt động

+ Cắt tóc: được phép hoạt động khi đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19; 100% người lao động phải được tiêm vắc xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh COVID và có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

- Hoạt động bán hàng rong, vé số không có địa điểm cố định: được phép hoạt động khi đảm bảo có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực và và người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 và có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

3.1.5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp: được phép hoạt động với điều kiện phải đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế; thời gian, số lượng học sinh, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo,  Bộ Lao động thương binh xã hội và quy định của địa phương. Kết hợp với dạy, học trực tuyến và qua truyền hình.

3.1.6. Hoạt động cơ quan công sở: được phép hoạt động và yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

+ Có phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19.

+ Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ  cho người lao động có nguy cơ cao tại cơ quan, công sở theo hướng dẫn của ngành Y tế.

+ Giảm 30% số lượng người làm việc, tăng cường số lượng người làm việc trực tuyến trừ trường hợp tại cơ quan, đơn vị có  từ 80% trở lên số người  làm việc được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19.

3.1.7. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự:  Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và chỉ được phép tổ chức với số lượng người từ 10% trở xuống sức chứa của nơi tổ chức và không quá 30 người tham gia hoặc từ 20% trở xuống sức chứa của nơi tổ chức và không quá 70 người tham gia khi 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

3.1.8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

- Cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn; điểm tham quan du lịch: được phép hoạt động khi  có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Đối với cơ sở nghỉ dưỡng, khách sản chỉ được phép hoạt động dưới 50% công suất; đối với điểm tham quan du lịch chỉ được phép hoạt động dưới 30% công suất.

- Hoạt động bảo tàng, triển lãm thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở,  địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao,… được phép hoạt động khi  có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động  và thực hiện biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 (bao gồm việc tự tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, người lao động, điều kiện đối với người tham quan, khán thính giả và phương án xử lý khi có ca mắc mới)

3.2. Đối với cá nhân

- Tuân thủ biện pháp 5K của Bộ Y tế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế.

- Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau (bao gồm cả người từ tỉnh khác đến/ về trên địa bàn): không hạn chế và tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dân của ngành Y tế.

4. ĐỐI VỚI CẤP ĐỘ 4

            4.1. Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp

            4.1.1. Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời:

- Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,..): cho phép từ 10 người trở xuống. Trường hợp  trên 10 người  đến 50 người thì phải đảm bảo 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính có hiệu lực theo quy định. Đối với đám cưới, đám tang phải có giám sát của chính quyền địa phương.

- Hoạt động ngoài trời: cho phép từ 15 người trở xuống. Trường hợp trên 16 người đến 70 người thì phải đảm bảo 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính có hiệu lực theo quy định.

Đối với đám cưới, đám tang phải có giám sát của chính quyền địa phương.

4.1.2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ (bao gồm cả vận tải hành khách nội tỉnh và liên tỉnh, đường thủy nội địa  hàng hải đảm bảo phòng chống dịch COVID-19:  được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện được xét nghiệm định kỳ 1 tuần/1 lần khi đến, về từ địa bàn cấp 3 (màu cam) và 2 tuần/1 lần khi đến về từ địa bàn cấp độ 2( màu vàng) và người điều khiển phương tiện có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực theo quy định.

4.1.3. Lưu thông vận tải hàng hóa nội địa, liên tỉnh: được phép hoạt động khi đảm bảo điều kiện người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện được xét nghiệm định kỳ 1 tuần/1 lần khi đến/ về từ địa bàn cấp độ 3 và 2 tuần 2 tuần/1 lần khi đến về từ địa bàn cấp độ 2 và người điều khiển phương tiện có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực theo quy định.

4.1.4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, khu/ cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: được phép hoạt động  khi đảm bảo các  điều kiện sau:

+ Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

+ Định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại cơ  sở sản xuất kinh doanh hàng tuần và đánh giá mức độ nguy cơ lây nhiễm nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động  2 tuần/ lần.

+ Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt.

+ Tổ chức phương án “ ba tại chỗ” và “ một cung đường hai điểm đến”.

+ Tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ hàng tuần bằng test nhanh hoặc PCR cho từ 100% trở lên người lao động có nguy cơ cao.

(Nếu cơ sở tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì phải được hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc trung tâm Y tế huyện trên địa bàn. Cơ sở tự chịu trách nhiệm chất lượng test nhanh kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm. Trung tâm Y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả các trường hợp dương tính với SARS- CoV-2).

+ Có cán bộ/ bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định ( Đối với các cơ sở sản xuất không có cán bộ y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh đủ năng lực đảm bảo kịp thời công tác phòng chống dịch tại cơ sở).

- Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp: được hoạt động với điều kiện phòng chống dịch theo quy định.

- Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng: được phép hoạt động với với điều kiện phải có kế hoạch và chị trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, nhà hàng/ quán ăn, chợ truyền thống,  cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác như làm tóc, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử: được phép hoạt động với các điều kiện:

+ Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

+ Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp xã để theo dõi, quản lý.

+ Tổ chức lấy mẫu xét ngiệm cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và  xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ hàng tuần bằng test nhanh hoặc PCR cho từ 25% trở lên người lao động có nguy cơ cao.

- Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích; nhà hàng/ quán ăn: được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện sau:

+ Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích: Có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19 do UBND huyện phê duyệt; đối với siêu thị, cửa hàng tiện ích(tạp hóa) kế hoạch do UBND xã, thị phê duyệt và người lao động và khách đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực. Riêng đối với Trung  tâm thương mại phải giảm 50% số lượng người band, người mua cùng một thời điểm.

+ Nhà hàng, quán ăn: chỉ bán mang về, trừ nhà hàng thuộc cơ sở lưu trú phục vụ khách đang lưu trú. Đồng thời phải có kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19 do UBND xã phê duyệt; người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 và có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực.

- Chợ đầu mối, chợ truyền thống, nơi tập kết hàng hóa: được phép hoạt động với điều kiện đảm bảo quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế và người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 và có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực. Đồng thời giảm 50% số lượng người mua, người bán.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác như Làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử, cắt tóc: ngừng hoạt động hoạt động.

- Hoạt động bán hàng rong, vé số không có địa điểm cố định: ngừng hoạt động.

4.1.5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp: được phép hoạt động với điều kiện phải đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế; thời gian, số lượng học sinh, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo,  Bộ Lao động thương binh xã hội và quy định của địa phương. Kết hợp với dạy, học trực tuyến và qua truyền hình. Các cở sở giáo dục, đào tại tổ chức dạy học trực tiếp khi đảm bảo điều kiện 3 tại chỗ.

4.1.6. Hoạt động cơ quan công sở: được phép hoạt động và yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

+ Có phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19.

+ Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ và xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ  cho người lao động có nguy cơ cao tại cơ quan, công sở theo hướng dẫn của ngành Y tế.

+ Giảm 50% số lượng người làm việc, tăng cường số lượng người làm việc trực tuyến trừ trường hợp tại cơ quan, đơn vị có  từ 80% trở lên số người  làm việc được tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19.

4.1.7. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự:  Ngừng hoạt động.

4.1.8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

- Cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn: chỉ được phép hoạt động dưới 30% công suất, đồng thời phải  có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.;

- Điểm tham quan du lịch: Ngừng hoạt động

- Hoạt động bảo tàng, triển lãm thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở,  địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao: ngừng hoạt động.

4.2. Đối với cá nhân

- Tuân thủ biện pháp 5K của Bộ Y tế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế.

- Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau (bao gồm cả người từ tỉnh khác đến/ về trên địa bàn): hạn chế và tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dân của ngành Y tế. Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm bảo an toàn và được cá nhân thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.

Trên đây là hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn huyện Yên Thành.

UBND huyện thông báo cho Trưởng các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, UBND các xã, thị trấn được biết và triển khai thực hiện nghiêm túc.

Giao Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thông huyện thường xuyên tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch đúng cấp độ hiện tại trên địa bàn theo Thông báo về cấp độ dịch của tỉnh.

Nơi nhận:                                                                        TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- UBND tỉnh;                                                                                                   KT. CHỦ TỊCH

- BCĐ, TTCH PC dịch COVID-19 tỉnh;                                                        PHÓ CHỦ TỊCH

- Sở Y tế;                                                                                                                                       
-
TT HU, TT HĐND huyện; 

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy;                                                             

- CT và các PCT UBND huyện;

- Các thành viên BCĐ, TTCH PC dịch COVID-19 huyện;

- Trưởng các phòng, ban, ngành cấp huyện;                                          Hoàng Danh Truyền

-Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thông;

- UBND các xã, thị trấn;

-  Lưu: VT,                                                                                 

 

           

 

 

  

 

 

 

 

BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN THÀNH
image

Tin tức
  • Thời sự truyền hình Yên Thành 21-3-2025
1