ĐĂNG NHẬP  
image banner
Giải pháp cải tạo, phục hồi, phát triển cây cam trên địa bàn huyện Yên Thành
Để cây cam phát triển tốt, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng, UBND huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đánh giá thực trạng mức độ suy thoái tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục ngay từ đầu vụ.

(Ảnh phòng Nông nghiệp & PTNT)

Trên địa bàn huyện yên Thành có tổng diện tích cam: 335,5 ha; trong đó chủ yếu cam xã Đoài lòng vàng với diện tích là 280,5 ha; cam Vân Du là 52 ha và cam V2 là gần 1 ha. Về tuổi cam: Tuổi vườn cam chủ yếu ở giai đoạn 4-7 năm tuổi với diện tích 205,7 ha; tuổi vườn cam từ 1-3 năm tuổi là 48,8 ha; từ 7-12 tuổi là 49,2 ha và trên 12 năm năm tuổi là 29,8 ha. Năng suất vườn cam năm 2021 ở vườn 4-7 năm tuổi đối với giống cam xã Đoài lòng vàng là 14 tấn/ha, cam Vân Du là 15 tấn/ha, ước tính năm 2022 giống cam xã Đoài lòng vàng là 16 tấn/ha, Vân Du là 17 tấn/ha.

 Năng suất năm 2021 ở vườn cam 7-12 năm tuổi đối với giống cam xã Đoài lòng vàng là 16 tấn/ha, đối với cam Vân Du là 17 tấn/ha; năng suất ở vườn cam trên 12 năm tuổi ở cả giống cam xã Đoài lòng vàng và vân du năm 2021 và ước tính năm 2022 là 10 tấn/ha.

 

Anh-tin-bai
 

 

Để cây cam phát triển tốt, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng, UBND huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đánh giá thực trạng mức độ suy thoái tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục ngay từ đầu vụ.

Các nguyên nhân và biểu hiện suy thoái cam.

Nguyên nhân do chất lượng cây giống ban đầu.

- Đánh giá về nguồn gốc cây giống: Một bộ phận nhỏ người dân sử dụng giống cam do nông dân tự sản xuất hoặc mua giống trôi nổi. Mắt ghép nông dân sử dụng chủ yếu lựa chọn ở các vườn sản xuất phát triển tốt nên không thể truy nguyên nguồn gốc, chất lượng giống.

- Đánh giá về chất lượng giống, mức độ thoái hóa giống cam: Các giống cam mà người dân tự sản xuất để giống hoặc tự sản xuất mắt ghép hoặc mua trôi nổi có chất lượng không đảm bảo, có nguy cơ suy thoái cao.

Nguyên nhân do dịch bệnh.

- Một số ít vườn cam xuất hiện rải rác các bệnh vàng lá, thối rễ; Bệnh nấm khô cành; Bệnh thối nâu; Tuyến trùng; Ruồi đục quả, các đối tượng dịch bệnh khác, Ở một số vườn có xuất hiện tỉ lệ bệnh nặng trên một số gốc cây nên  khả năng suy thoái cao.

Nguyên nhân do dinh dưỡng.

- Mức độ đầu và việc bón cân đối phân hữu cơ và vô cơ; bón cân đối giữa đa lượng, trung và vi lượng ở một số bộ phận nhỏ người dân trồng cam còn chưa đảm bảo, chưa đúng quy trình. Việc chú trọng bón các loại vi lượng còn chưa được quan tâm nhiều.

- Mức độ sử dụng các chế phẩm sinh học (kích thích ra hoa, đậu quả, dưỡng quả, nấm đối kháng,..): Tỷ lệ hộ dân sử dụng chế phẩm sinh học chiếm khoảng 20-25%, một số bộ phận người dân đã có có đầu tư ngâm ủ chế phẩm sinh học và các biện pháp ủ phân vi sinh.

Các nguyên nhân khác.

- Sự thoái hóa của đất: Việc thâm canh cây Cam kết hợp việc đầu tư phân bón cũng như canh tác chưa hợp lý làm nghèo nàn nguồn dinh dưỡng trong đất, đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây suy thoái vườn cam, tuy nhiên tỉ lệ này trên địa bàn huyện không nhiều, chỉ một số ít ở các vườn, đặc biệt là các chân vườn đồi dốc, tỷ lệ rửa trôi cao.

- Vấn đề về biến đổi khí hậu: Sự thất thường của thời tiết khí hậu (nắng/lạnh/mưa thất thường và không theo quy luật) cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây suy thoái vườn cam, như hiện tượng lạnh/mưa kéo dài, …

 

Anh-tin-bai
 

Các giải pháp cải tạo, phục hồi và phát triển cây cam được thực hiện trên địa bàn huyện

Về công tác quản lý.

- Quy hoạch: Công bố và tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy hoạch cây cam đến mọi người dân trồng cam. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, nhất là tại cấp xã. Chỉ tập trung vào các vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng cam. Những địa phương muốn mở rộng diện tích ngoài vùng quy hoạch phải được khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng và đề xuất cơ quan cấp trên phối hợp hỗ trợ xem xét.

- Quản lý giống: Có chính sách để lựa chọn, công nhận và bảo vệ các cây đầu dòng sau khi được cấp chứng nhận; xây dựng, tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng cây giống cây ăn quả có múi. Xây dựng hệ thống nhân giống nhà lưới để đảm bảo cung cấp cây giống chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn cung ứng cho sản xuất. Phát hiện và lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của nhà nước về sản xuất và kinh doanh giống cây ăn quả có múi.

- Quản lý phân bón: Quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào cho sản xuất cây có múi. Nghiên cứu lựa chọn các loại phân bón, đảm bảo chất lượng, phù hợp với sản xuất cây có múi để tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng.

- Quản lý thuốc BVTV: Tăng cường tuyên truyền nông dân sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc có nguồn gốc sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại. Nghiên cứu lựa chọn các loại thuốc BVTV có hiệu quả cao, phù hợp với cây cây có múi và ít độc với môi trường để phục vụ công tác khuyến cáo chỉ đạo phòng trừ. Phát hiện và xử lí nghiêm những trường hợp buôn bán, hướng dẫn sử dụng thuốc, sử dụng thuốc không đảm bảo nguyên tắc 4 đúng.

- Công tác sơ chế, chế biến: Xây dựng các vùng sản cây cam tập trung đồng bộ với bố trí quy hoạch cơ sở chế biến; ưu tiên dành diện tích đất đảm bảo ổn định để đáp ứng cho các nhà máy chế biến và các dự án đang triển khai thu hút đầu tư.  Xác định lựa chọn ưu tiên phát triển vùng trồng cam có lợi thế sản xuất và có khả năng liên kết để tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, sản lượng lớn phục vụ chế biến. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách đảm bảo cho các cơ sở chế biến hiện có phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến và người dân phát triển vùng nguyên liệu.

- Công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.

+ Tổ chức xây dựng, liên kết chặt chẽ các nông hộ, hợp tác xã sản xuất  với các đơn vị tiêu thụ nhằm ổn định giá cả để người dân yên tâm đầu tư sản xuất.

+ Đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm nhằm thuận tiện cho công tác quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

+ Xây dựng kế các đại lý giới thiệu sản phẩm cây ăn quả có múi tại TP Vinh và một số thành phố khác, …

+ Thiết kế Website, Facebook hoạt động hiệu quả để quảng bá thương hiệu cam Vinh một cách rộng rãi.

+ Đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi cho người sản xuất.

+ Vận động nông dân liên kết thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ thông qua ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

+ Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về quản lý thương hiệu cam Vinh.

Về kỹ thuật.

- Chọn giống cam: Trên những vùng đã quy hoạch khi tiến hành trồng mới phải tiến hành trồng tập trung, đồng loạt và trồng thành vùng trên quy mô lớn tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc, phát hiện và phòng trừ dịch hại. Những diện tích  trồng mới phải được sử dụng giống đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định (TCVN 9302:2013) mua giống ở nơi có đủ điều kiện sản xuất giống.

- Kỹ thuật quản lý dịch bệnh: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong quản lý dịch hại trên cây cây có múi. Sử dụng thuốc BVTV đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng. Hỗ trợ nông dân áp dụng các quy trình kỹ thuật xây dựng vườn cam năng suất, chất lượng (ICM): Từ trồng mới, bón phân, chăm sóc, tưới nước, thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản phẩm.

- Chăm sóc bón phân cân đối theo quy trình xuất của cơ quan chuyên môn, tăng cường lượng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất cây có múi.

- Đất trồng cây ăn quả có múi phải được cải tạo thường xuyên, hàng năm bón bổ sung hàm lượng phân hữu cơ vi sinh, vôi bột, lân để cải tạo đất (ph > 5,5) và bộ rễ cây ăn quả có múi. Đất trồng lại chu kỳ 2 và 3 cần cải tạo đất trước khi trồng, trồng cây họ đậu như đậu tương, cây lạc,… từ 2 đến 3 vụ; trồng cây cốt khí, cây điền thanh,… làm nguồn phân hữu cơ, kết hợp bón vôi bột nhằm cải tạo đất trước khi trồng.

- Nghiên cứu kỹ thuật trồng phù hợp, tạo điều kiện cho bộ rễ tơ phát triển ngay trên tầng đất canh tác. Cắt tỉa tạo tán làm cho cây ăn thông thoáng, có chiều cao hợp lý.

- Đối với vùng trồng cây cam hết nhiệm kỳ kinh doanh, già ci, bị thoái hóa có năng suất, chất lượng kém cần chặt bỏ, đồng loạt và luân canh cây trồng khác 2 - 3 năm trước khi trồng lại.

- Tưới nước và tiêu nước: Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm để quản lý độ ẩm nhất là vào thời kỳ ra hoa đậu quả; tiêu thoát nước trong giai đoạn mùa mưa.

Một số giải pháp khác.

  - Có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến cho những vùng trồng tập trung, diện tích lớn như hỗ trợ về cây giống và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

- Hỗ trợ phá bỏ, tiêu hủy cây bị bệnh (greening, tristeza) để trồng lại đối với những vùng trồng tập trung quy mô lớn.

- Thay đổi công tác tập huấn tuyên truyền về kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại cây cam theo mô hình tư vấn trực tiếp dạng Bệnh viện cây trồng.

- Hỗ trợ nông dân áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất cây cam.

PHÒNG VĂN HÓA – THÔNG TIN TỔNG HỢP

 
 
123
BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN THÀNH
image

Tin tức
  • Thời sự truyền hình Yên Thành 27-12-2024
1