Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023
Ngày 30/8, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đã ký ban hành Công điện số 24/CĐ-UBND về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Ban quản lý dự án và các chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình MTQG năm 2023, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các Ban quản lý dự án và các chủ đầu tư đẩy mạnh triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình MTQG; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, dự án có tác động lan tỏa,...; xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, địa phương và chủ đầu tư.
Đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công. Tập trung hoàn thiện hồ sơ thủ tục các dự án; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công để giải ngân vốn; có chế tài xử lý theo quy định pháp luật các Ban quản lý dự án, các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.
Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án, coi đây là căn cứ quan trọng khi đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2023 của tập thể, cá nhân.
Thực hiện tạm ứng, hoàn tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng. Chủ động rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án không có khả năng giải ngân
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương, chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân cả tỉnh 10 ngày/lần phải gửi báo cáo giải ngân và giải quyết vướng mắc gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Tổ công tác về lĩnh vực đầu tư công tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường thực hiện kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng còn lại năm 2023.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi sát tiến độ thực hiện giải ngân của các Sở, ban, ngành, địa phương và các chủ đầu tư; kịp thời tham mưu UBND tỉnh các giải pháp điều hành linh hoạt, sát với tình hình thực tiễn nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; định kỳ hàng tháng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tình hình giải ngân vốn đầu tư công của các cơ quan, đơn vị.
Cùng với đó, tiếp tục tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn các dự án giải ngân chậm để bổ sung cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu và khả năng giải ngân vốn bổ sung trong năm 2023; tham mưu điều hoà linh hoạt vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được bố trí vốn trong năm 2023.
Sở Tài chính cân đối, đối đảm bảo đủ nguồn nhập tabmis cho các công trình dự án để giải ngân vốn. Phối hợp, hỗ trợ các chủ đầu tư làm việc với Bộ Tài chính thực hiện thủ tục rút vốn các dự án ODA từ nhà tài trợ kịp thời, bảo đảm đúng quy định; tập trung đẩy nhanh tiến độ thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, đặc biệt là các dự án có kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 để thực hiện giải ngân kịp thời.
Các sở, ngành quản lý xây dựng chuyên ngành (Xây dựng, Giao thông vận tải, NN&PTNT, Công an tỉnh,...) đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung ưu tiên, rút ngắn thời gian giải quyết các hồ sơ liên quan đến thẩm định dự án, điều chỉnh dự án, thẩm định thiết kế - dự toán,... tạo điều kiện để chủ đầu tư sớm hoàn thành thủ tục, thi công công trình và giải ngân vốn.
Sở Xây dựng theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu; thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng phù hợp với diễn biến giá thị trường; kịp thời tham mưu UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bảo đảm cung cầu, kiểm soát giá vật liệu xây dựng.
Sở TN&MT kịp thời hướng dẫn các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng. Xử lý các thủ tục liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, sỏi phục vụ dự án đầu tư công, bảo đảm nhanh, hiệu quả, đúng quy định pháp luật; tham mưu UBND tỉnh giải pháp xử lý tình trạng tạo khan hiếm giả, liên kết giữa các chủ mỏ vật liệu để nâng giá, khai thác, cung cấp không đúng quy định làm ảnh hưởng đến việc thi công các dự án.
Các cơ quan quản lý các Chương trình MTQG (Sở NN&PTNT, Sở LĐTB&XH, Ban Dân tộc tỉnh) rà soát, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục triển khai các Chương trình MTQG; tăng cường công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng tạo điều kiện thực hiện nhanh, hiệu quả các nội dung của 03 Chương trình MTQG, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn của các chương trình.
Sở Công Thương theo dõi sát diễn biến tình hình, kiểm soát và có biện pháp kịp thời theo quy định để đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, đặc biệt là xăng, dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng và cung ứng điện.
Sở NN&PTNT hướng dẫn, phối hợp với các địa phương kịp thời thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để bảo đảm tiến độ thực hiện dự án theo quy định.
UBND các huyện, thành phố, thị xã xử lý dứt điểm các vấn đề vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm bàn giao mặt bằng sạch cho dự án đúng tiến độ.
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt được kết quả khá tích cực: Tính đến ngày 20/8/2023, tỷ lệ giải ngân kế hoạch năm 2023 và năm 2022 kéo dài đã đạt 35,71%, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (29,43%), một số cơ quan, đơn vị đã giải ngân đạt trên 50% như: Nam Đàn (71,57%), Tân Kỳ (62,78%), Đô Lương (59,18%), Thanh Chương (52,48%), Diễn Châu (51,39%), Công an tỉnh (94,45%), Sở Giao thông vận tải (68,88%), Đảng ủy khối doanh nghiệp (51,57%),...
Tuy nhiên, một số nguồn vốn giải ngân còn chậm như: Vốn nước ngoài (25,36%); Chương trình MTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (12,78%); Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (0,19%); vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp như: Tương Dương (5,58%), Quế Phong (11,5%), Kỳ Sơn (19,34%), Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (2,19%), Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (3,4%), Sở Văn hóa và Thể thao (15,67%), Sở LĐTB&XH (19,45%)...; đặc biệt vẫn còn 13 cơ quan, đơn vị chưa giải ngân (0%) như: Sở Y tế, Trường Cao đẳng Việt - Đức, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Trường Đại học Y khoa Vinh, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi Trường.
|
PT (Tổng hợp) - nghean.gov.vn